Brand Tone of voice trong kỷ nguyên AI: Vũ khí để thương hiệu toả sáng
Một giọng điệu thương hiệu đặc trưng, nhất quán và đầy cảm xúc giúp thương hiệu của bạn tỏa sáng, ghi dấu ấn và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trong kỷ nguyên AI.

AI đang càn quét mọi lĩnh vực sáng tạo nội dung. Từ blog, bài đăng mạng xã hội, đến email marketing và cả những cuộc trò chuyện với khách hàng. Việc tạo ra content trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Những nội dung trông "có vẻ ổn áp" trên mọi nền tảng, nhưng lại rất chung chung.
Và đó chính là vấn đề.
Khi ai cũng có thể tạo nội dung, làm thế nào để thương hiệu của bạn không bị hòa tan trong biển content đại trà?
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao một số thương hiệu, dù chưa kịp thấy tên, bạn vẫn nhận ra ngay lập tức qua cách họ nói chuyện?
Đó chính là sức mạnh của Brand Guidelines. Trong đó Tone of Voice (Giọng điệu thương hiệu) đóng vai trò như la bàn giúp định hướng mọi nội dung truyền thông. Một giọng điệu thương hiệu đặc trưng, nhất quán và đầy cảm xúc giúp thương hiệu của bạn tỏa sáng, ghi dấu ấn và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trong kỷ nguyên AI.
Tone of Voice: Linh hồn của thương hiệu
Tone of Voice là gì?

Tone of Voice không đơn thuần là cách thương hiệu nói chuyện. Nếu thương hiệu của bạn là một con người, tone of voice chính là cách người đó giao tiếp, bày tỏ cảm xúc, và kết nối với những người xung quanh. Tone of voice phản ánh tính cách, giá trị và vị trí của thương hiệu trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng.
Cách xác định Tone of Voice phù hợp
Xây dựng giọng điệu thương hiệu không đơn thuần là chọn cách viết trang trọng hay thân thiện. Đó là cả một quá trình chiết xuất DNA của thương hiệu, và chuyển hoá thành cách biểu đạt ngôn ngữ. Một tone of voice đắt giá sẽ giúp khách hàng nhận ra bạn. Ngay cả khi họ không thấy logo hay tên thương hiệu.

- Hiểu rõ chân dung thương hiệu: Thương hiệu của bạn đại diện cho ai trong cuộc sống hằng ngày của khách hàng mục tiêu? Nếu là một người, họ sẽ có tính cách gì? Họ sẽ nói chuyện như thế nào?
- Nắm bắt tâm lý khách hàng mục tiêu: Họ là ai? Họ thích giao tiếp kiểu gì? Ngôn ngữ nào khiến họ cảm thấy được thấu hiểu?
- Gắn kết với giá trị cốt lõi: Tone of voice phải phản ánh đúng những giá trị mà thương hiệu đại diện. Nếu thương hiệu đề cao sự minh bạch, ngôn ngữ phải trực diện, rõ ràng. Nếu đổi mới là giá trị cốt lõi, tone of voice cần táo bạo, sáng tạo.
Chuyển hoá thành cách biểu đạt ngôn ngữ
Xác định được tính cách và giá trị cốt lõi của thương hiệu chỉ là bước đầu tiên. Bước tiếp theo là chuyển hoá những yếu tố trừu tượng này thành ngôn ngữ cụ thể, sống động trong mọi nội dung truyền thông.
Ba yếu tố then chốt xây dựng giọng văn đặc trưng trong tiếng Việt
- Cấu trúc bài viết, đoạn văn, câu chữ. Cấu trúc không chỉ đơn thuần là khung xương của nội dung mà còn phản ánh cách thương hiệu suy nghĩ và tiếp cận vấn đề. Cấu trúc câu ngắn hay dài? Có sử dụng nhiều dấu câu hay không? Ưu tiên cấu trúc mạch lạc, hay đoạn văn biến hoá linh hoạt?
- Cách xưng hô giữa thương hiệu và khách hàng. Hệ thống xưng hô phong phú là vũ khí đắc lực để thương hiệu thiết lập mối quan hệ tinh tế với khách hàng.
- Cách miêu tả, thể hiện cảm xúc. Yếu tố tạo nên màu sắc cảm xúc đặc trưng của thương hiệu. Bao gồm ngôn ngữ hình ảnh, biểu đạt cảm xúc, mức độ hài hước, hoặc các từ ngữ địa phương phù hợp với thương hiệu.
Tone of Voice: Linh hoạt nhưng nhất quán
Một trong những hiểu lầm lớn nhất về tone of voice là nó phải giống hệt nhau mọi lúc, mọi nơi. Thực tế, một tone of voice hiệu quả, vững chắc cần có khả năng biến hóa trên nhiều nền tảng khác nhau. Phù hợp với từng ngữ cảnh, nhưng vẫn giữ được bản sắc cốt lõi.
Giống như cách bạn nói chuyện khác nhau với cùng một người khi ở nơi công sở, khi gặp gỡ cùng bạn bè, hay khi tâm sự chỉ với riêng người đó. Thương hiệu cũng cần điều chỉnh cách giao tiếp, tùy theo kênh và mục đích.
Mỗi nền tảng truyền thông như một không gian xã hội khác nhau, đòi hỏi phong cách giao tiếp phù hợp.

- Facebook/Instagram: Nơi bạn có thể thả lỏng hơn, sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, hài hước và đậm chất đời thường. Đây là không gian để thương hiệu "làm bạn" với khách hàng.
- LinkedIn: Khoác lên mình bộ vest chuyên nghiệp, nơi ngôn từ cần súc tích, mang tính chuyên môn và thể hiện tư duy sâu sắc. Nhưng điều này không có nghĩa là khô khan - mà là chuyên nghiệp có chiều sâu.
- TikTok: Nơi bạn có thể thể hiện mặt vui nhộn, sáng tạo và hợp xu hướng nhất của thương hiệu, với ngôn ngữ siêu ngắn gọn và trực quan.
- Email chăm sóc khách hàng: Tại đây, bạn cần sự tinh tế của một người bạn đáng tin cậy - cá nhân hóa, ân cần, nhưng vẫn rõ ràng và hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề.
- Blog: Không gian để thương hiệu thể hiện tư duy sâu rộng, nơi bạn có thể khai thác các chủ đề chuyên sâu, chia sẻ kiến thức giá trị và xây dựng vị thế chuyên gia trong ngành.
Dù vậy, DNA cốt lõi vẫn phải được duy trì xuyên suốt để người dùng nhận ra đây là cùng một thương hiệu. Dù họ gặp bạn ở đâu trong hành trình khách hàng.
Duy trì giọng điệu thương hiệu
Trong thời đại mà AI đang bình dân hóa việc sáng tạo nội dung, việc duy trì tone of voice nhất quán trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp thương hiệu:
- Tạo dựng niềm tin từ sự chân thực. Một giọng điệu thương hiệu nhất quán cho họ cảm giác rằng có những con người thực sự đang đứng sau mỗi thông điệp. Không phải một thuật toán vô cảm.
- Xây dựng mối quan hệ bền vững qua thời gian. Một giọng điệu nhất quán tạo cảm giác thân thuộc, như gặp lại một người bạn cũ. Mỗi tương tác không chỉ là một giao dịch đơn thuần mà là một phần của cuộc hội thoại dài hạn, tạo nên sự gắn kết.
- Tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Khả năng duy trì một giọng điệu thương hiệu độc đáo, nhất quán xuyên suốt mọi kênh truyền thông. Là tài sản chiến lược mà không phải thương hiệu nào cũng xây dựng được.
Cách duy trì Tone of voice trên nhiều kênh giao tiếp
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết: Bao gồm nguyên tắc, ví dụ cụ thể về cách viết/không nên viết, từ vựng ưu tiên, mẫu nội dung.
- Đào tạo xuyên suốt nội bộ: Tone of voice không phải là nhiệm vụ của riêng team content. Đội ngũ chăm sóc khách hàng, PR, thậm chí cả nhân viên bán hàng đều cần hiểu và áp dụng đúng tone of voice. Khi mọi người trong tổ chức đều nói cùng một ngôn ngữ, thương hiệu của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng.
- Tận dụng các công cụ AI chuyên biệt. Có khả năng hiểu, và tái tạo chính xác giọng điệu thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau.
Tận dụng AI chuyên biệt cho content marketing
Các giải pháp như Content AI đang mang đến một kỷ nguyên mới trong việc xây dựng và duy trì Tone of voice. Thay vì phải đau đầu với việc huấn luyện đội ngũ đông đảo hoặc viết prompt phức tạp, Content AI có thể tạo ra nội dung chuẩn DNA thương hiệu ngay lập tức. Chỉ với 1 câu ý tưởng ngắn gọn.

Với Content AI, việc duy trì tone of voice không còn là gánh nặng. Nó trở thành lợi thế cạnh tranh, cho phép thương hiệu của bạn luôn nói chuyện với khách hàng bằng một giọng điệu nhất quán, chuyên nghiệp và đầy cảm xúc. Đồng thời, tiết kiệm thời gian và nguồn lực đáng kể trong quá trình sáng tạo nội dung.
Đừng để thương hiệu của bạn bị hoà tan trong biển nội dung AI
Khi công nghệ AI ngày càng phát triển, khả năng tạo ra nội dung đã không còn là lợi thế cạnh tranh. Điều tạo nên sự khác biệt chính là khả năng duy trì một giọng điệu thương hiệu độc đáo, nhất quán và đầy cảm xúc.
Đầu tư vào tone of voice không chỉ là xây dựng hướng dẫn trên giấy, mà còn là cam kết duy trì linh hồn thương hiệu trong mọi tương tác với khách hàng. Đây chính là cách để thương hiệu của bạn tỏa sáng trong kỷ nguyên AI. Nơi mà tính chân thực và kết nối cảm xúc trở thành hàng hiếm.
Content AI là công cụ giúp bạn tạo ra nội dung chuẩn DNA thương hiệu chỉ trong một nốt nhạc, không cần prompt phức tạp. Dù là nội dung mạng xã hội hay email marketing, Content AI đều đảm bảo giọng điệu thương hiệu của bạn được duy trì nhất quán, tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình sáng tạo nội dung.
Khám phá ngay hôm nay để thương hiệu của bạn không chỉ tồn tại mà còn tỏa sáng trong kỷ nguyên AI!
